Những lý do khiến nghi lễ Phật giáo cực kỳ quan trọng trong nghi thức cho người chết
Khi buồn khổ con người tìm đến cửa Phật để tìm chốn nương tựa, khi ốm đau bệnh tật gian nan trắc trở cũng tìm đến Phật để mong cầu tai qua nạn khỏi, vượt qua nghịch cảnh cuộc đời. Và đến lúc nhắm mắt xuôi tay chúng ta tụng niệm kinh Phật để cầu linh hồn sớm siêu thoát.
Vậy nghi lễ Phật giáo có tầm quan trọng như nào đối với người chết?
Nghi lễ là gì?
Nghi lễ là một từ chung, liên quan đến các hành động, sự kiện, hoặc nghi thức thuộc về truyền thống và văn hóa của một cộng đồng hay quốc gia. Đây có thể là những hoạt động kỷ niệm, lễ hội, hay các sự kiện đặc biệt quan trọng.
Nghi có nghĩa là uy nghi, mẫu mực cũng có nghĩa là đồ cúng.
Lễ là hình thức thực hiện khi hành lễ, mang yếu tố văn hóa tâm linh (tế lễ, cầu nguyện, cúng bái,..)
Vai trò của nghi lễ Phật giáo
Trong Phật giáo, nghi lễ đóng một vai trò quan trọng và là một phần không thể thiếu trong việc thực hành và tôn trọng đối với Như Lai (Đức Phật) và Thượng Sanh (Những người có kiến thức và kinh nghiệm cao về đạo lý).
Phương tiện hướng dẫn: Nghi lễ có thể là một phương tiện giáo dục và hướng dẫn tâm linh. Nó giúp người tu tập hiểu rõ hơn về giáo lý Phật giáo, những nguyên lý nhân quả, và cách sống một cuộc sống đạo đức.
Giải thoát và xóa bỏ nghiệp chướng: Trong Phật giáo, nghi lễ có thể được thực hiện để giải thoát khỏi những khúc mắc, đau khổ, và nghiệp chướng (những hậu quả xấu từ những hành động không tốt). Thông qua việc tu tập nghi lễ, người Phật tử có thể tìm kiếm sự bình an và giải thoát tâm linh.
Tạo ra không gian thiền định: Nghi lễ thường kết hợp với thiền định, tạo ra một không gian tâm linh để người tu tập có thể tập trung và thanh tịnh tâm hồn. Thiền định qua nghi lễ giúp người Phật tử nắm bắt được tâm tư, cảm xúc và thức tỉnh tâm linh.
Kết nối cộng đồng Phật tử: Nghi lễ cũng đóng vai trò trong việc kết nối cộng đồng Phật tử. Khi thực hiện nghi lễ cùng nhau, người tu tập có thể cảm nhận được sự đoàn kết và hỗ trợ từ cộng đồng, tạo nên một không khí tâm linh tích cực.
Những nghi lễ Phật Giáo dành cho chúng sinh
Thế giới phân chia thành nhiều thái cực suy nghĩ đối với Phật giáo. Có những người sẵn sàng đón nhận quan điểm của Phật giáo cho dù bản thân họ không là Phật tử. Nhưng có những người coi trọng Phật giáo nhưng lại khó chấp nhận nhiều hình ảnh, giáo lý của Phật giáo. Ví dụ như về cái chết và giai đoạn sau chết.
Vậy nên khi đề cập đến việc dùng nghi lễ Phật giáo để giúp đỡ người sắp chết và người sau khi chết sẽ có rất nhiều người bác bỏ sự trợ giúp này.
Nhưng liệu người ở lại có biết rằng khi chúng sinh đang lang thang trong cõi hư vô rất cần sự giúp đỡ. Họ tìm đến bất cứ điều gì có thể nâng đỡ đời sống tâm linh mang lại sự an lạc, yên bình, thiết tha cần tìm một nơi để trú ẩn và sự khuây khỏa. Nên dù muốn hay không chúng ta đều chấp nhận một sự thực rằng họ sẽ rất vui nếu được đón nhận những lời cầu nguyện, thiền định, hồi hướng công đức mặc dù có thể trong khi còn sống họ đều không coi trọng đạo Phật.
Chúng ta dù không phải là Phật tử vẫn luôn có cách trợ giúp cho người chết bằng các nghi lễ Phật giáo như cầu nguyện và thiền định. Chúng ta tạo ra một không gian an lạc và để người sắp chết ra đi trong không khí thư giãn đó với tâm hồn rộng mở.
Chúng ta hành thiện, giúp người hồi hướng công đức cho người chết như gieo mầm an lành cho hành trình tái sinh và hạnh phúc sau chết của người thân.
Vậy ai có thể phủ định rằng tầm quan trọng của nghi lễ Phật giáo trong vai trò như này. Dù chính thức hay không, chính chúng ta đang làm việc đó.
Thiền định mang hình thức nghi lễ nhưng cũng là hình thức bình thường
Dù người sắp chết có là Phật tử hay không thì khi người trợ giúp thực hiện những điều sau cũng rất có lợi đối với người cần giúp.
Bạn tưởng tượng mình đang ngước lên bầu trời, và có vô vàn ánh sáng chiếu xuống bao quanh thân mình, rọi xuống từ đầu cho tới chân. Bạn dang rộng hai tay ra đón nhận ánh sáng ơn phước này.
Bạn cảm thấy biết ơn khi được tắm mình trong nguồn ơn phước. Không gian bao quanh bạn như đang tràn ngập niềm an lạc, không còn bóng tối, phiền não, đau khổ hay sợ hãi.
Bạn nghe thấy âm thanh của những lời cầu nguyện, những nốt trầm bổng tạo nên không khí tâm linh thiêng liêng, huyền bí. Cảm nhận được niềm hỷ lạc vô biên, cái tâm mở rộng trước những rung động của âm thanh.
Bạn đã cảm nhận được, người đã khuất cũng nhìn thấy và cảm nhận được những phước lành đó, cảm nhận được những âm thanh êm dịu, an bình và sự thoáng đạt
Điều quan trọng hãy thực hành nhiều lần điều này vì nó đang bộc lộ một ước nguyện mạnh mẽ của bạn dành cho người ra đi. Cầu mong họ nhận được sự hỷ lạc trong đời sống tương lai.
Tất cả những hướng dẫn cụ thể đó đều có trong Tử Thư Tây Tạng - cuốn sách hướng dẫn tâm linh cho người sống và người chết.
Nghi lễ Phật giáo đi vào trong cuộc sống người Việt từ rất lâu, như cúng bái vào ngày rằm, mùng một, lễ ông bà tổ tiên vào giỗ,... Bởi để những định danh, khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, điều chúng ta thực sự mong muốn là sự an bình, an lạc của những người thân yêu. Chúng ta thực hành lòng biết ơn, chăm sóc cho đời sống tâm linh tinh thần của của người đã khuất. Điều quan trọng tất thảy mọi nghi lễ đều xuất phát từ tâm nguyện chân thành, tôn kính hướng đến bậc bề trên.