Giỏ hàng

KHÁM PHÁ TRẠM VŨ TRỤ VỚI BÁCH KHOA TOÀN THƯ KHÔNG GIAN

Khám phá trạm vũ trụ từ lâu đã là một chủ đề yêu thích của nhiều nhà phi hành gia hay những ai tò mò về chúng. Muốn khám phá trạm vũ trụ, trước tiên chúng ta phải hiểu nó là cái gì? Nếu các phi hành gia muốn sống và làm việc trên quỹ đạo nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm, một tàu vũ trụ như tàu con thoi sẽ đáp ứng được. Họ cần một chỗ lớn hơn nhiều, gọi là trạm không gian.

Cho đến nay, Trạm không gian quốc tế (ISS) là tàu vũ trụ lớn nhất và đắt nhất. 16 quốc gia đã cùng hợp tác để xây dựng và vận hành trạm. Trong ít nhất 5-10 năm sau nó vẫn sẽ là ngôi nhà thường trực của 6 phi hành gia.

Trạm không gian là một cấu trúc nhân tạo được thiết kế cho con người sống trong không gian bên ngoài vũ trụ. Với tính chất phức tạp của nó, trạm không gian vũ trụ gần như hội tụ đầy đủ những gì ưu việt nhất của khoa học, cùng với đó là một chi phí khổng lồ, chính vì vậy số lượng trạm vũ trụ được con người phóng vào không gian cũng rất ít, thường là những nước phát triển có trình độ khoa học – công nghệ cao mới có khả năng thực hiện. Dưới đây, Achaubooks.vn sẽ cùng bạn khám phá trạm không gian đã được con người phóng thành công lên quỹ đạo nhé.

Salyut series

Salyut là một series trạm không gian trong chương trình không gian của Liên Xô, bao gồm một: bốn trạm không gian nghiên cứu khoa học và hai trạm không gian do thám quân sự có phi hành đoàn trong khoảng thời gian 15 năm, từ 1971 đến 1986.

Salyut đã phá vỡ nhiều kỷ lục chuyến bay vũ trụ, trong đó có một số kỷ lục về thời gian, lần đầu tiên các phi hành đoàn bàn giao một trạm không gian trên quỹ đạo và một số kỷ lục ra ngoài khoảng không.

Cuối cùng, kinh nghiệm thu được từ các trạm Salyut tiếp tục mở đường cho các trạm không gian nhiều mô-đun như Mir và Trạm vũ trụ quốc tế, mà mỗi trạm đều sở hữu mô-đun tâm điểm có nguồn gốc từ Salyut.

Trạm Salyut cuối cùng (Salyut 7) kết thúc hoạt động ngày 7 tháng 2 năm 1991, đây cũng là trạm có tuổi thọ cao nhất trong các thế hệ trạm không gian kiểu Salyut.

Trạm vũ trụ Skylab

Skylab là trạm vũ trụ đầu tiên của Hoa Kỳ, được phát triển bởi cơ quan hàng không NASA. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1973, NASA đã phóng thành công Skylab lên quỹ đạo của Trái đất và mở ra một bước ngoặt trong lĩnh vực khám phá vũ trụ và đưa con người vào không gian.

Trạm vũ trụ Skylab được phóng lên quỹ đạo Trái đất bằng tên lửa Saturn V, đây là tên lửa từng được sử dụng trong thời phát triển các tàu vũ trụ Apollo. Mặc dù quá trình phóng lên vũ trụ thành công nhưng sau đó Skylab gần như gặp vấn đề về kỹ thuật do một cơn mưa sao băng xảy ra đúng thời điểm nó gần vào quỹ đạo, làm hỏng một trong hai tấm năng lượng mặt trời chính của trạm vũ trụ.

Trạm vũ trụ Skylab được thiết kế để các tấm năng lượng mặt trời hướng tối đa về phía Mặt trời nhằm cung cấp càng nhiều năng lượng càng tốt. Nhưng vì thiếu một tấm chắn, nhiệt độ trong khoang đã tăng lên tới 52 độ C.

Ngày 25-5-1973, nhiệm vụ có người lái đầu tiên, với các phi hành gia Charles Conrad Junior, Paul J. Weitz và Joseph P. Kerwin, được phóng lên quỹ đạo, bao gồm việc lắp thêm một tấm chắn giúp giảm nhiệt độ bên trong khoang lái xuống còn 23,9 độ C. Trạm vũ trụ đi vào hoạt động đầy đủ từ ngày 4 tháng 6 và kết thúc sứ mệnh của mình vào tháng 11, năm 1979 tại một vùng biển gần Perth, Australia.

Trạm vũ trụ Hòa Bình

Trạm vũ trụ Hòa Bình, hay trạm vũ trụ Mir, (tiếng Nga: Мир – Mir – có nghĩa là “hòa bình”), là một trạm nghiên cứu được phóng lên vũ trụ vào ngày 19 tháng 2 năm 1986, chuyên chú vào các thí nghiệm khoa học phục vụ mục đích hòa bình và sự phát triển của con người. Mir chấm dứt hoạt động ngày 23 tháng 3 năm 2001 và bị phá vỡ khi tiếp xúc khí quyển.

Trạm vũ trụ Hòa Bình đã bay vòng quanh trái đất 80.000 lần, là nơi tiến hành 23.000 thí nghiệm khoa học. Trạm đã đón tiếp 104 người, bao gồm 42 nhà du hành vũ trụ, các nhà nghiên cứu thiên văn của Mỹ, Anh, Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác. Ngoài ra một nhà báo Nhật và một công nhân công ty bánh kẹo của Anh, người đã chiến thắng trong một cuộc thi với phần thưởng là chuyến du lịch vào vũ trụ.

Trong thời gian hoạt động, 5 môđun đã được lắp ghép vào Trạm vũ trụ Hòa Bình, khiến nó trở thành trạm vũ trụ có những bộ phận bên ngoài lớn nhất so với các trạm trước đó, với trọng lượng tổng cộng 143 tấn.

Trạm không gian Thiên Cung 1, Thiên Cung 2

Thiên Cung 1 được phóng bởi một tên lửa đẩy Trường Chinh 2FT1, vào ngày 29 tháng 9 năm 2011. Đây là một phần trong chương trình trạm không gian Thiên Cung, còn được biết đến với tên gọi Dự án 921-2, nhằm mục đích xây dựng một trạm không gian lớn và có người ở bán thường xuyên trên quỹ đạo vào năm 2020.

Mục tiêu của Thiên Cung 1 là cung cấp mô-đun mục tiêu cho việc thí nghiệm ghép nối trên vũ trụ; bước đầu xây dựng lên mặt bằng thí nghiệm vũ trụ vận hành trên quỹ đạo không có người trong thời gian dài và có người trong thời gian ngắn, nhằm tích lũy kinh nghiệm cho việc nghiên cứu chế tạo trạm vũ trụ; tiến hành thí nghiệm khoa học vũ trụ, thực nghiệm y học vũ trụ và thí nghiệm công nghệ vũ trụ.

Năm 2016, Trung Quốc phóng tiếp tàu vũ trụ Thiên Cung 2 lên quỹ đạo. Tuy nhiên, họ lại mất quyền kiểm soát trạm Thiên Cung 1 và ngày 2/4/2018 đã rơi xuống Trái Đất trên khu vực Nam Thái Bình Dương.

Trạm vũ trụ Quốc tế ISS

Trạm vũ trụ Quốc tế ISS là một tổ hợp công trình được phóng lên vũ trụ vào năm 1998 nhằm nghiên cứu vũ trụ. Khám phá trạm vũ trụ, đây được coi là ngôi nhà chung trên vũ trụ của các nhà du hành và nghiên cứu không gian đến từ các nước trên thế giới, đứng đầu là Mỹ, Nga, Nhật Bản, Canada v.v…Theo ước tính, trạm ISS đang trị giá160 tỷ USD – đắt giá nhất so với các phương tiện vũ trụ khác do con người đã từng chế tạo ra.

Do quỹ đạo của Trạm vũ trụ Quốc tế thuộc dạng quỹ đạo gần mặt đất, độ cao cách Mặt Đất chỉ trong khoảng từ 319,6 km đến 346,9 km, trạm có các tấm pin mặt trời rộng, phản chiếu tốt ánh sáng Mặt Trời nên có thể quan sát ISS từ Mặt Đất. ISS di chuyển trong không gian với vận tốc trung bình là 27.743,8 km/giờ, ứng với 15,79 lần bay quanh Trái Đất mỗi ngày.

Một trong những mục đích chính của ISS là cung cấp một địa điểm để giám sát thực hiện các thí nghiệm và đòi hỏi một hoặc nhiều điều kiện đặc biệt hiện nay trên trạm cho công việc này. Những lĩnh vực nghiên cứu chính bao gồm sinh học (gồm nghiên cứu y sinh và công nghệ sinh học), vật lý (gồm vật lý chất lỏng, khoa học vật liệu, và cơ học lượng tử), thiên văn học (bao gồm vũ trụ học), và khí tượng học…

Nhờ những chuyến du hành đưa người lên bảo dưỡng mà ISS còn hoạt động thêm được đến năm 2028. Vì thế, trạm ISS vẫn sẽ là cơ sở nghiên cứu khoa học quan trọng, giữ vai trò phát triển mục tiêu tiếp theo cho những chuyến bay du hành của người Mỹ lên vũ trụ.

Còn rất nhiều những bí mật thú vị khác đang chờ các bạn khám phá, những kiến thức, hình ảnh độc quyền của NASA - Bách khoa toàn thư không gian chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng với chủ đề không gian này. Cùng đón chờ ấn phẩm đặc biệt này vào tháng 8 tới đây nhé.

Từ khóa

trang điểm đẹp học trang điểm sách dạy trang điểm tự học trang điểm bí quyết trang điểm bí quyết trang điểm tự nhiên mẹo trang điểm make-up tự học make-up dạy make-up hùng biện bí kíp học tập mẹo học toán sổ tay toán học sổ tay toán học thcs bản đồ bản đồ thế giới bản đồ khám phá maps sách bản đồ sách maps sách khoa học tạo cảm hứng khám phá khoa học cho trẻ khám phá khoa học sinh học sổ tay sinh học mã hóa lập trình khoa học máy tính coding viết code Khoa học máy tính giáo dục stem tư duy toán học tư duy khoa học tư duy kĩ thuật stem trang điểm tự nhiên mẹo trang điểm cho người bắt đầu trang điểm mắt trang điểm môi đánh khối ngôn ngữ lập trình giáo dục giúp con học giỏi Lợi ích ý nghĩa của bản đồ toán học khoa học sổ tay khoa học học giỏi thay đổi tư duy cẩm nang hóa học những cuốn sổ tay giúp học giỏi sổ tay hình học sổ tay hóa học phương pháp học môn sinh học môn sinh học sổ tay bỏ túi sổ tay kiến thức sổ tay kiến thức toán lớp 6 sổ tay kiến thức toán thpt sổ tay tiếng anh toán singpaore thành phố nổi tiếng cities truyện cho bé đọc truyện cho bé truyện tiếng anh cho bé cách học tốt môn hóa học hóa hiệu quả môn hóa học bách khoa toàn thư cách sử dụng sách bách khoa toàn thư bách khoa toàn thư cho trẻ bách khoa toàn thư không gian bách khoa toàn thư khoa học CODE thiết kế website phát triển website không gian con người trong không gian vũ trụ sách vũ trụ cho trẻ đề khảo sát đề thi toán lớp 4 đề thi thi học kì toán Toán 4 hệ cambridge hệ song bằng hệ song ngữ giáo dục song ngữ học song ngữ sách song ngữ việt anh giáo dục hiện đại sách song ngữ cho trẻ lĩnh vực kỹ thuật số SEO content marketing sách thiết kế xây dựng trang web nền tảng cơ bản web thiết kế nhận diện thương hiệu kì quan thế giới 7 kì quan thế giới cổ đại 7 kì quan thế giới mới kì quan cân bằng thân - tâm - trí hạnh phúc Aumbooks học giỏi môn sinh phương pháp dạy toán sự khác biệt sổ tay cho trẻ trạm vũ trụ không gian khám phá trạm vũ trụ khám phá vũ trụ toán THCS bí quyết học toán Sổ tay toán Học trang điểm tự do nghề trang điểm trang điểm má hồng son môi lớp nền căng bóng học makeup dưỡng da chăm sóc da tự trang điểm Không gian thiên hà trái đất hành tinh kì quan nhân tạo kỳ quan thế giới mới trang điểm sổ tay học giỏi sinh cách học giỏi hóa học giỏi hóa học hóa phương trình hóa học thách thức toán singapore sách kỳ quan bách khoa toàn thư trái đất viết mã Tuyển cộng tác viên phân phối bán sách hỗ trợ bán hàng kế toán nội bộ tuyển dụng kế toán TUYỂN DỤNG tuyển dụng nhân viên kho hà nội nhân viên kho hà nội tuyển dụng nhân viên kho hà nội tuyển dụng nhân viên sàn thương mại điện tử sales thương mại điện tử Nhân viên sale sale online tuyển dụng sckh nhân viên sale online nhân viên sàn thương mại điện tử