GIÁO DỤC STEM & 4 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CHO TƯƠNG LAI
Giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục đang được chú ý rất nhiều. STEM được áp dụng tích cực trong các chương trình giáo dục ở các nước phát triển (như Mỹ, Đức, ……) Tại Việt Nam, giáo dục STEM cũng đang được Bộ giáo dục và đào tạo định hướng để phát triển cho các em học sinh, sinh viên trong những năm gần đây. Như vậy, giáo dục STEM đóng vai trò đặc biệt quan trong trong sự nghiệp giáo dục. Chúng ta cần phải khai thác những điểm mạnh của Giáo dục STEM.
Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, các em học sinh, sinh viên được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học.
Để giải quyết vấn đề đó, học viên phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.
Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Tư tưởng này của giáo dục STEM đã được khai thác một cách triệt để giúp học viên chủ động, tích cực tư duy, giúp học viên tiếp nhận vấn đề nhanh nhậy và hiệu quả hơn.
Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới
Đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh. Người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị:
Phải biết cách mở rộng kiến thức;
Phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.
Sự thẩm thấu kiến thức theo cách như vậy chính là mục tiêu của rất nhiều nền giáo dục trên thế giới theo đuổi, và đất nước Phần Lan cũng là một đất nước như vậy.
Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp.
Nó theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học (Science, Technology, Engineering and Mathematics) như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học viên vừa được học lý thuyết, vừa được học cách vận dụng vào thực tiễn.
Học STEM giúp học sinh có kiến thức đa dạng, nâng cao kỹ năng mềm
Phương pháp giáo dục STEM còn trang bị cho các em những kỹ năng mềm như tư duy phản biện, làm việc nhóm, khả năng giao tiếp…. Thông qua các trò chơi đồng đội, các hoạt động đội nhóm, học sinh sẽ được thầy cô hướng dẫn và khuyến khích thực hành.
Hình ảnh học sinh thuyết trình ý tưởng tại hội thảo Kiến tạo tương lai
Sau mỗi sản phẩm, một thí nghiệm hoàn thành, học sinh sẽ cùng suy nghĩ cách trình bày, thuyết trình sao cho hấp dẫn, cuốn hút và thuyết phục thầy cô cùng bạn bè trong lớp. Việc này giúp trẻ gắn kết và đoàn kết hơn với bạn bè.
Ngoài ra, củng cố khả năng thuyết trình, nói trước đám đông, tư duy phản biện khoa học… là những yêu cầu quan trọng trong phương pháp dạy học STEM. Đây đều là là những kỹ năng quan trọng, cần thiết và được đánh giá cao trong thế giới số.
Điều này thực sự cần thiết cần được áp dụng vào chương trình giáo dục của Việt Nam. Mong rằng, qua bài viết các bậc phụ huynh sẽ thấy được điểm sáng của giáo dục STEM. Từ đó định hướng cho con em mình trong tương lai để phù hợp với thời kỳ.
Hotline: 0916 640 166