6 BƯỚC GHI NHỚ CÙNG BÁCH KHOA TOÀN THƯ LỊCH SỬ
Trong suốt 10 năm du học, sinh sống và làm việc tại nước ngoài, mình nhận ra một điều vô cùng quan trọng: “Không thể thiếu kiến thức lịch sử.” Lịch sử không chỉ là các trận chiến mà bao gồm từ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật,... và con người. - Độc giả An Nhiên từng chia sẻ với Á Châu Books, do vậy, Á Châu Books đã liên hệ và xin phép độc giả An Nhiên để đăng lại bài viết chia sẻ
-----
Điều may mắn đối với mình là được lớn lên với tủ sách lịch sử nên kiến thức được thu nạp từ khi còn rất nhỏ. Đối với mình mà nói, lịch sử không phải là để học thuộc, mà là để tìm hiểu. Mình làm quen với lịch sử từ sách báo, điện ảnh, văn chương và các câu chuyện lịch sử được nghe kể lại. Nhưng đa phần kiến thức mình có được đến từ sách (giấy), đặc biệt là bách khoa toàn thư.
Trong quá trình đọc sách, mình có một số tips có thể tận dụng “Bách Khoa Toàn Thư Lịch Sử” đó là:
Trước tiên cần có tâm thế thoải mái khi đọc sách, và cuốn bách khoa là để đọc đi đọc lại nhiều lần.
Xác định mục tiêu đọc sách: Điều này rất quan trọng bởi việc bạn đọc sách là do hứng thú, muốn tìm hiểu hay tra cứu các sự kiện thì chúng ta sẽ có những cách đọc khác nhau. Khi tra cứu một giai đoạn lịch sử cụ thể, một chủ đề nhất định thì bạn có thể bắt đầu từ mục lục, tìm kiếm nội dung cần thiết và đọc trước phần đó. Sau đó sẽ tìm kiếm những nội dung liên quan đến sự kiện được nhắc đến để tiếp tục tìm hiểu. Nếu như bạn đơn thuần muốn tìm hiểu sơ lược về lịch sử thế giới, bạn có thể đọc qua các phần chính của của sách mà chưa cần đọc chi tiết ngay, điều này giúp bạn sẽ hiểu rõ cấu trúc của cuốn sách và có một bức tranh tổng thể về lịch sử. Bạn cũng có thể tìm bất cứ nội dung nào bạn muốn đọc, mà không cần theo dòng thời gian của lịch sử.
Phát hiện - Ghi nhớ: Điều này sẽ khiến bạn dễ dàng ghi nhớ những nội dung quan trọng, từ khóa của sự kiện quan trọng, của các nhân vật nổi tiếng và xu hướng của lịch sử. Ví dụ, Ai Cập cổ đại thường có các từ khóa như “kim tự tháp”, “Pharaoh”;... nhắc đến Thế chiến hai, sẽ có “phát xít”, “diệt chủng”, “cách mạng tháng 8”,... Ghi chú lại những điểm quan trọng để có thể xem lại và tham khảo sau này.
Kết hợp với nguồn tham khảo khác: Trong phần mở đầu của bộ sách Bách Khoa Toàn Thư Lịch Sử đã nói về khái niệm lịch sử như sau, “History” đến từ “histo” trong tiếng Hy Lạp cổ đại - nghĩa là “biết điều này”. Người Hy Lạp khi ấy nghĩ rằng cách duy nhất để biết một điều là quan sát nó hoặc tra vấn về nó. Sử gia Hy Lạp Thucydides viết rằng có quá nhiều người thường tin tưởng những chuyện họ mới nghe lần đầu. Trước hết kiến thức lịch sử phải có cơ sở bằng chứng. Thứ hai, lịch sử không phải một câu chuyện mà là nhiều câu chuyện. Thứ ba, mọi chi tiết cần được kiểm tra xem có sai sót không. Các sử gia tìm hiểu không chỉ những sự kiện đã xảy ra, mà còn có lý do chúng xảy ra nữa. Bởi vậy, để đánh giá các sự kiện trong lịch sử, cần được đối chiếu, nhất là các sự kiện lịch sử thế giới. Cần phải tham khảo tài liệu từ các nguồn tin cậy khác nhau, để có góc nhìn toàn diện hơn, đa chiều hơn.
Tạo liên kết giữa các sự kiện: Lý do lịch sử là một trong những lĩnh vực được cho là quan trọng nhất để hiểu về bản chất của cuộc sống (cùng với Triết học và Toán học) vì thông qua lịch sử, khảo cổ, chúng ta có thể tìm ra, khám phá được nguyên do, xu hướng của nhiều sự việc sau này. Khi tạo được liên kết giữa các sự kiện và giai đoạn lịch sử, chúng ta sẽ dễ dàng nắm bắt chúng, để mạch lịch sử càng xuyên suốt.
Thảo luận và tham khảo ý kiến: Đối với bất cứ lĩnh vực nào thì thảo luận cũng là một phương thức hữu hiệu để củng cố kiến thức, xây dựng tư duy phản biện. Đối với lịch sử cũng vậy, để kiến thức lịch sử thêm sâu rộng, chúng ta có thể cùng trao đổi, thảo luận với những người cùng sở thích, có chuyên môn hoặc chuyên gia,... để có cơ hội nắm bắt những khía cạnh khác nhau của lịch sử.
Điều quan trọng nhất là, việc bạn có sử dụng hiệu quả Bách Khoa Toàn Thư Lịch Sử hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu và cách tiếp cận của bạn. Hãy linh hoạt, cởi mở trong việc đón nhận thông tin và luôn mang trong mình tinh thần học hỏi, khát khao tri thức để nuôi dưỡng sự hứng thú khi tìm hiểu về thế giới xưa và nay.
---
Để tham khảo thêm về bộ sách Bách Khoa Toàn Thư Lịch Sử được độc giả An Nhiên nhắc đến, xem tại: https://achaubooks.vn/products/combo-bach-khoa-toan-thu-lich-su