Cuộc sống sau khi chết như nào?
Có bao giờ bạn đã từng nghĩ có thế giới bên kia, có tin vào câu “trần sao âm vậy”? Có chăng tồn tại một thế giới khác mà chúng ta chưa từng biết đến. Đó là nơi ông bà tổ tiên, người thân yêu đã khuất đang an trú. Nếu có, thì cuộc sống sau khi chết như nào?
Con người sau khi chết bước sang một không gian khác
Trước khi nói đến khía cạnh tâm linh về cuộc sống sau khi chết ta có thể xét theo khía cạnh khoa học với một vài ví dụ:
GS Bruce Greyson, trưởng khoa Nghiên cứu tri giác (DOPS) thuộc Đại học Hệ thống Y tế Virginia (Mỹ), đã chứng minh rằng trải nghiệm cận tử xảy ra ở 10% bệnh nhân bị ngừng tim.
Người bệnh sau khi tỉnh có thể mô tả chính xác mọi hoạt động xung quanh khi họ bất tỉnh. Điều đáng chú ý ở đây là trải nghiệm cận tử, điện não đồ và các bằng chứng liên quan cho thấy, khi ấy não bệnh nhân không còn dấu hiệu hoạt động khi hiện tượng này diễn ra.
GS Peter Fenwick đến từ Viện Tâm thần học thuộc Đại học Kings (Anh), cho biết: "Nếu có thể chứng minh rằng con người vẫn tiếp nhận thông tin khi họ bất tỉnh và thoát xác thì đó là bằng chứng không thể tranh cãi về việc ý thức tồn tại tách rời bộ não".
Có lẽ giả thuyết về sự tồn tại của linh hồn cũng xuất phát từ đây. Con người từ thời cổ xưa đã tin vào sự tồn tại bên ngoài cơ thể sau khi người ta chết đi, còn đến ngày nay người ta vẫn đang dùng khoa học để chứng minh liệu nó có thật hay không.
Ở DOPS hiện đang lưu giữ khoảng 1.400 hồ sơ về các trường hợp cận tử, thường những đứa trẻ đó nhớ được tiền kiếp. Chúng có thể kể chi tiết mình là ai, làm gì sống ở đâu mà như thế nào. Tuy nhiên những dữ liệu này vẫn chưa đủ để khẳng định về cuộc sống sau khi chết, giải mã được các bí ẩn sau chết.
Đặc biệt, điều chúng ta quan tâm ở đây liệu có tồn tại sự luân hồi và tái sinh ở một cơ thể mới. Nhưng cũng không có nghĩa chúng ta sẽ bác bỏ hoàn toàn sự tồn tại của linh hồn sau chết.
Linh hồn sau khi chết
Có rất nhiều quan niệm trái chiều về cuộc sống sau khi chết, linh hồn sau khi chết.
Một số tin rằng trong thể xác có linh hồn trường cửu. Trong khi một số tin rằng con người là do Thượng đế tạo ra, sau khi chết sẽ có hai cảnh giới là thiên đàng và hỏa ngục.
Có lẽ sự phân chia này dựa vào văn hóa, tâm linh tín ngưỡng mà họ theo.
Tuy nhiên cũng cần nhắc lại rằng có rất nhiều kinh nghiệm cận tử được kể lại trong các truyền thống huyền học, bởi các văn sĩ, triết gia thuộc đủ trường phái khác nhau như Plato, Giáo hoàng Gregory, một vài bậc thầy giáo phái Sufis, Toystoy,.. (Trích “Tử Thư Tây Tạng).
Dù có thật hay không với niềm tin từ xa xưa chúng ta vẫn luôn tin tổ tiên vẫn luôn tồn tại bên cạnh vì vậy mới có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Sau khi người mất chúng ta luôn làm lễ cầu siêu, cầu an mong cho người thân của chúng ta có một cuộc sống an lạc nơi thế giới bên kia.
Bởi vậy mà có luôn một một hướng dẫn chi tiết làm sao để tập cho người chết trong cuốn “Tử Thư Tây Tạng” để cho ta thực hành và làm theo:
“Thời gian tốt nhất để tu tập cho người chết là 49 ngày bardo tái sinh, mà ba tuần đầu là quan trọng nhất. Chính trong 3 tuần ấy, người chết có một liên hệ mạnh mẽ với cuộc đời này, làm cho họ dễ dàng nhận sự giúp đỡ của ta.
Bởi thế, chính trong thời gian này sự tu tập của ta có thể ảnh hưởng đến tương lai của người chết nhiều hơn cả, hoặc giúp họ giải thoát, hoặc giúp họ tái sinh tốt đẹp.
Vậy ta nên dùng mọi phương tiện ta có thể để giúp họ, vì sau khi hình dạng vật lý của họ bắt đầu dần xác định (thường là khoảng từ ngày 21 đến ngày thứ 49) thì cơ hội chuyển nghiệp cho họ càng bị hạn chế.
Tuy nhiên sự giúp đỡ người chết không chỉ giới hạn trong 49 ngày sau khi chết. Không bao giờ là quá muộn để giúp đỡ người nào đã chết, dù họ chết lâu bao nhiêu về trước.
Người mà bạn muốn giúp có thể đã chết 100 trăm nhưng vẫn còn được lợi nếu ta tu tập cho họ.”
Trên tất cả chúng ta đều biết có trải nghiệm cận tử, có linh hồn tách rời khỏi thể xác, có cuộc sống khác sau khi chết, “không phải chết là hết”. Vậy nên linh hồn sau chết cũng vẫn cần chúng ta hồi hướng công đức, cần chúng ta cầu nguyện, cần chúng ta chuyển nghiệp. Cuộc sống sau khi chết vẫn cần chúng ta quan tâm, vì khi đọc xong Tử Thư Tây Tạng chúng ta đã biết tầm quan trọng của nó.